Lý thuyết lái xe
28. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KIỂM ĐỊNH XE
Trong phần này, bạn sẽ tìm hiểu về kiểm định xe, đăng ký xe và các loại bảo hiểm xe
A. Tốc độ lái xe
Tốc độ lái xe có tầm quan trọng to lớn cho sự an toàn khi tham gia giao thông nên có nhiều luật xoay quanh về tốc độ mà bạn cần nhớ và áp dụng. Tuy nhiên, cơ bản thì bạn vẫn phải chọn tốc độ tương ứng tùy theo hoàn cảnh.
-
Tốc độ cơ bản của ô tô ở một số nơi như sau:
- Trong khu vực đông dân cư bạn không được lái nhanh hơn 50 km/h.
- Bên ngoài khu vực đông dân cư, áp dụng tốc độ cơ bản 70 km/h.
- Trên đường môtô lớn hoặc cao tốc áp dụng tốc độ 110 km/h hoặc 120km/h
-
Một số tốc độ tối đa của các loại xe khác:
- Xe buýt 90 km/h.
- Xe tải nhẹ 110 km/h hoặc 120km/h
- Xe tải nặng 90 km/h trên đường môtô lớn và đường cao tốc, nhưng chỉ 80 km/h trên đường làng.
- Các loại xe có gắn móc kéo 80 km/h, kể cả xe môtô gắn móc cũng vậy.
- Xe máy cày 40 km/h hoặc xe có để biển LGF (xe loại chạy chậm).
- Xe kéo xe 30 km/h.
- Xe máy Moped I, 45 km/h.
- Xe máy Moped II, 25 km/h.
B. Việc kiểm định xe
Ở Thụy Điển, việc kiểm định xe là điều bắt buộc.
- Lý do là để giảm số lượng tai nạn giao thông do trục trặc kĩ thuật của xe và giảm độ ô nhiễm từ xe.
- Việc kiểm định sẽ do Trạm kiểm định Thụy Điển AB thực hiện.
- Các loại xe cần kiểm định là các loại xe ô tô, xe tải và xe buýt với tổng trọng lượng tối đa là 3,5 tấn.
- Xe sẽ được làm kiểm định lần đầu tiên sau 3 năm, và lần thứ 2 là 2 năm sau lần đầu tiên, và rồi sau lần thứ hai thì sẽ phải làm kiểm định hàng năm.
- Khi nào cần kiểm định xe. Con số cuối cùng trong biển số đăng ký xe sẽ quyết định chu kỳ nào trong năm mà xe của bạn sẽ phải làm kiểm định. Con số cuối cùng dùng tượng trưng cho tháng kiểm định (xem bảng minh họa bên dưới). Ngày kiểm định sẽ trong vòng thời gian là 2 tháng trước và 2 tháng sau của tháng cần kiểm định.
Ví dụ như: Nếu số xe của bạn là như trên hình. Vì số 6 tượng trưng là tháng 8 nên thời gian làm kiểm định là trong vòng từ 1/6-31/10.
- Nếu xe không kiểm định đúng hạn? Hình phạt cấm lái xe sẽ tự động áp dụng, nếu bạn không kiểm định xe đúng hạn. Bạn không được lái chiếc xe đó trước khi việc kiểm định xe được thực hiện.
Việc kiểm tra xe đột xuất
Một người cảnh sát giao thông hoặc một người kiểm soát xe có quyền kiểm tra xe của bạn bất cứ lúc nào khi bạn đang chạy xe bên ngoài (gọi là việc kiểm tra đột xuất). Nếu người kiểm tra phát hiện những sai sót của chiếc xe thì người chủ xe sẽ bị yêu cầu bắt phải sửa xe và sau đó mang xe đi kiểm định ở Trạm kiểm định Thụy Điển hoặc ở những chỗ sửa xe có giấy phép kiểm định. Nếu xe có vấn đề nghiêm trọng thì sẽ bị cấm lái ngay lập tức.
Con dấu kiểm soát
Ở đằng sau, trên biển số xe có dán một con dấu kiểm soát, mà được thay đổi hàng năm. Để nhận được con dấu kiểm soát mới, thì chiếc xe sẽ phải được kiểm định xong, thuế xe đã trả và có tham gia bảo hiểm xe.
C. Đăng ký xe
Giấy chứng nhận đăng ký
- Tất cả xe đã đăng ký, đều có giấy chứng nhận với nhiều chi tiết quan trọng bên trong như: kích cỡ, loại máy xe, loại lốp xe và móc kéo nào cho phép sử dụng, v.v…
- Các phần thông tin khác trong tờ giấy chứng nhận đăng ký được dùng khi đổi chủ xe, báo xe ngưng hoạt động, ...
- Khi thông báo đến Sở giao thông thì bạn cần thông tin trên tờ giấy chứng nhận đăng ký xe bản gốc mới nhất. Giấy chứng nhận này là giấy tờ xe quan trọng mà bạn cần lưu giữ kĩ.
Làm kiểm định đăng ký xe
Nếu bạn thay đổi các bộ phận xe, ví dụ như kích cỡ, máy xe hoặc các chi tiết về trọng lượng xe không còn giống với những gì được in trong tờ giấy chứng nhận đăng ký xe, thì bạn phải làm kiểm định đăng ký xe trong vòng 1 tháng.
*Những thay đổi mà phải làm lại kiểm định đăng ký là:
- Lắp thêm vào hoặc thay đổi thiết bị móc kéo.
- Thay đổi hiệu suất môtơ của xe.
- Tự nhập xe về dùng.
Khi đổi chủ xe
Trong vòng 10 ngày, cả người chủ mới và người bán xe , cần thông báo việc đổi chủ xe đến Sở giao thông. Với phần thông báo trong tờ giấy chứng nhận đăng ký (bản gốc mới nhất) sẽ dùng để gởi đi.
Thông báo xe không hoạt động
Xe mà không được dùng trong thời gian dài, có thể báo cáo không hoặc ngưng hoạt động bằng cách điền vào tờ thông báo trong tờ giấy đăng ký xe hoặc có thể điện thoại. Trong thời gian xe ngưng hoạt động thì bạn không cần phải trả bảo hiểm giao thông hoặc thuế xe.
D. Các loại bảo hiểm
Bảo hiểm giao thông bắt buộc phải có ở tất cả các loại xe chạy bằng động cơ và kể cả xe gắn máy. Đó là bảo hiểm dành cho tất cả các phí tổn khi xảy ra tai nạn giao thông. Nhưng lại không bao gồm những tổn hại của xe bạn.
- Đối với một số trường hợp vì người lái xe quá bất cẩn trong giao thông, như tội uống rượu lái xe thì công ty bảo hiểm có quyền đòi bồi thường. Có nghĩa là những gì công ty bảo hiểm đã đền bù cho các tổn hại trong vụ tai nạn, công ty sẽ đòi lại từ người mua bảo hiểm mà gây ra tai nạn.
- Những ai không gây ra tai nạn sau nhiều năm liên tiếp thì thường được các công ty bảo hiểm giảm phí bảo hiểm xe. Thường là sau sáu năm liên tiếp không hề xảy ra chuyện, thì bạn sẽ được trả mức phí thấp nhất. Nhưng chỉ sau một lần báo xảy ra tai nạn và tận dụng bảo hiểm thì phí đóng bảo hiểm sẽ lại tăng lên.
Bảo hiểm phụ trội/ Bảo hiểm một nửa - là tên chung cho nhiều bảo hiểm khác nhau. Bảo hiểm cháy xe, trộm cắp, kính xe, cứu nguy, pháp lí và bảo hiểm máy móc xe cũng có thể bao gồm trong bảo hiểm này. Đây chỉ là các bảo hiểm tùy chọn, không bắt buộc phải có.
Bảo hiểm toàn xe/ Bảo hiểm nguyên xe – bảo hiểm nhiều chi phí tổn hại cho xe bạn, ví dụ như khi đụng xe hoặc lái xe xuống ruộng. Bảo hiểm nguyên xe bảo hiểm luôn cả chi phí cẩu xe và các thiệt hại khác cho tất cả các xe bị liên can.
- Giấy báo đụng xe nên có trong xe, phòng khi có chuyện không hay xảy ra.
- Không bàn luận vấn đề lỗi ở tại nơi xảy ra tai nạn, mà nên yêu cầu các bên liên quan liên lạc với công ty bảo hiểm của bạn.
Bảo hiểm nhà: Bảo hiểm nhà có thể đền bù những tổn hại về tài sản khi xảy ra tai nạn.
29. QUY ĐỊNH VỀ CHỞ ĐỒ
Có một số điều cần lưu ý khi chất chở đồ lên xe
A. Chất chở đồ lên xe cho đúng cách
- Đồ chở phải sắp xếp và cột chặt, không gây tổn hại cho người ở trong xe. Đồ cũng phải được cột chặt trên nóc xe hoặc khi nằm trong xe móc kéo, để không bị dịch chuyển hoặc rơi rớt xuống đường và gây tai nạn giao thông.
- Đồ chở không được kéo lê phía sau xe và sợi dây cột hoặc dây gài không được treo lòng thòng phía sau xe hoặc lê lếch trên đường.
- Đồ chở cũng không được gây ra những tiếng động ồn ào không cần thiết. Bạn không được chất chở hàng hóa mà chúng che khuất đèn xe hoặc biển số xe, và cũng không được nằm che khuất tầm nhìn của người lái xe hoặc gây trở ngại cho sự di chuyển của xe.
- Đừng bỏ lại bất cứ vật nào mà có thể gây nguy hiểm hoặc cản trở trên đường xe chạy. Nếu đồ vật rớt từ xe hoặc móc kéo xuống đường thì bạn phải dẹp bỏ chúng ra khỏi đường. Nếu làm không được thì bạn phải đánh dấu vật đó cho rõ ràng, đến khi có thể giải quyết xong.
- Bạn cũng không được chở nhiều hành khách nếu khả năng nguy hiểm xuất hiện. Hành khách sẽ phải ngồi vào những chỗ có dây đai an toàn.
- Trong tờ giấy chứng nhận đăng ký xe có ghi rõ tải trọng lớn nhất mà xe có thể chở được. Khối lượng đồ không tính khối lượng của người lái xe, nhưng tính khối lượng hành khách và tất cả những gì xe bạn chở. Tải trọng được phép chở trên nóc xe cũng được ghi rõ trong cuốn sách hướng dẫn sử dụng xe.
B. Chiều dài, chiều rộng và phần lồi ra bên ngoài của hàng hóa
- Hàng hóa được chở được phép lồi ra ngoài đằng hông xe, tối đa là 20cm ở mỗi bên.
- Bề rộng của xe, tính luôn cả hàng hóa, chỉ được tối đa là 260cm.
* Điều này chỉ áp dụng khi chạy trên đường thông thường. Trên đường riêng và trong đường quê áp dụng các luật lệ khác.
- Chiều dài tối đa của chiếc xe, tính luôn cả đồ chở, là 24m. Một vài xe thuộc nhóm xe EU thì được dài tối đa là 25,25 m.
- Phía trước và sau xe thì đồ chở được lồi ra bao nhiêu cũng được, miễn cứ giữ trong phạm vi là 24m tổng chiều dài.
- Đồ chở lồi ra phía trước và sau xe hơn 1m, thì buộc phải đánh dấu. Ban ngày trời sáng thì bạn đánh dấu với một lá cờ màu vàng hoặc đỏ và vào lúc tối trời thì để đèn và dạ quang. Đèn trắng và dạ quang trắng dùng treo phía trước và đèn đỏ và dạ quang đỏ thì treo phía sau xe.
- Đồ chở mà lồi ra ngoài ít hơn 1m, phía trước hoặc phía sau xe thì không cần đánh dấu nếu có thể trông thấy rõ đối với người lái xe khác.
C. Chạy xe có gắn móc kéo
Với bằng lái B thì bạn được phép chạy xe với gắn móc kéo loại nhẹ. Móc kéo loại nặng chỉ được kéo khi có bằng lái BE.
-
Móc kéo loại nhẹ là
- Tất cả móc kéo với tổng trọng lượng tối đa là 750kg
- Tổng trọng lượng của móc kéo không vượt quá trọng lượng riêng của xe kéo và tổng trọng lượng của cả xe kéo và móc kéo không được quá 3,5 tấn
-
Điều đó cũng có nghĩa là trọng lượng riêng của xe kéo sẽ quyết định móc kéo là loại nhẹ hay nặng. Có nghĩa là với cùng một móc kéo, nhưng nó lại đôi lúc được xem là loại nhẹ và đôi lúc là loại nặng. Mọi việc còn tùy do loại xe kéo nào được sử dụng.
-
Để có thể tính được móc kéo loại nặng hay nhẹ, thì bạn cần phải có tờ giấy chứng nhận đăng ký xe của cả xe kéo và móc kéo. Trong đó ghi chi tiết về trọng tải mà bạn cần biết để có thể tính được. Tùy thuộc vào sự ổn định khi chạy, mức phanh và khả năng kéo của xe sẽ cho phép kéo theo móc kéo nào. Nếu gắn móc kéo quá nặng vào xe thì sẽ bị nguy hiểm, ngay cả đối với người có bằng lái xe BE.
D. Trọng lượng riêng, trọng lượng tạm thời, tổng trọng lượng và đồ chở lớn nhất?
Trọng lượng riêng của chiếc xe
- Trọng lượng của chiếc xe khi nó chưa chất chở đồ.
- Tính luôn cả người ngồi lái.
Trọng lượng riêng của móc kéo
- Trọng lượng của móc kéo khi nó chưa chất chở đồ.
Đồ chở tối đa
- Đồ chở cho phép chất tối đa lên móc kéo hoặc xe, chiếu theo giấy chứng nhận đăng ký xe.
Tổng trọng lượng = trọng lượng riêng + đồ chở tối đa
Trọng lượng tạm thời
- Trọng lượng tạm thời của chiếc xe hoặc móc kéo ở mỗi lần chạy xe
- Trọng lượng tạm thời có thể thay đổi tùy thuộc vào đồ chất chở ở mỗi lần xe chạy
Kéo xe khác
Đôi lúc bạn phải kéo một chiếc xe, thí dụ như khi máy xe bị hỏng.
- Khi kéo xe, bạn phải chạy trên đường vai. Nếu không có, thì chạy sát vào bên trong đường.
- Nếu chiếc xe bị hỏng trên đường môtô lớn hoặc đường cao tốc, thì bạn sẽ chạy trên vỉa đường và phải quẹo vào trong lối rẽ gần nhất.
- Tốc độ cho phép tối đa khi kéo xe là 30 km/h.
- Khoảng cách giữa hai xe mà lớn hơn 2m thì sợi dây kéo xe phải đánh dấu cho rõ ràng.
- Được phép sử dụng đèn tín hiệu cảnh báo trong lúc kéo xe. Bạn chỉ nên sử dụng đèn tín hiệu cảnh báo ở xe bị hỏng, chứ không phải ở trên xe kéo.
* Bạn không được dùng xe ô tô kéo xe môtô. Và cũng không được phép kéo xe ô tô bằng xe môtô.
Các kí hiệu phía sau xe móc kéo
Các dạ quang ở phía sau móc kéo với tổng trọng lượng trên 3,5 tấn.
Các dạ quang ở phía sau xe tải nặng.
Các dạ quang ở phía sau của tất cả các loại móc kéo.