Lý thuyết lái xe
TAI NẠN GIAO THÔNG
25. QUY TẮC CHUNG
Khi tham gia gia thông, chúng ta hạn chế các tình huống nguy hiểm để tránh xảy ra tai nạn. Nhưng khi tai nạn xảy ra thì bạn có một số trách nhiệm cần phải làm. Bạn phải xử lý để tình huống tai nạn không tệ hại hơn. Bạn cũng phải giúp sao cho quá trình điều tra tai nạn được thuận tiện. Việc mọi người cố gắng hết sức để giúp cho những người bị thương trong tai nạn là chuyện hiển nhiên cần thực hiện.
- Khi tai nạn xảy ra, tất cả những ai liên quan trong một vụ tai nạn giao thông, có tội hay không, vẫn phải:
-
Dừng lại.
-
Để lại các thông tin chi tiết.
-
Trợ giúp, theo khả năng của mỗi người
A. DỪNG LẠI
Bất kể bạn cảm thấy mình có tội hay không trong một vụ tai nạn thì bạn cũng phải dừng xe lại ở nơi xảy ra tai nạn cho tới khi tất cả các thông tin chi tiết được ghi chép lại. Có thể có những chi tiết về quá trình sự việc mà cũng chỉ có bạn mới biết rõ. Cũng có thể có những người bị thương cần giúp đỡ hoặc có những việc gì khác cần phải làm.
Tội bỏ chạy
- Bỏ đi khỏi nơi xảy ra tai nạn bị gọi là tội bỏ chạy. Đó là một tội nghiêm trọng. Nếu có người bị thương, thì sự hình phạt thường là ngồi tù dành cho người bỏ chạy, đương nhiên là bằng lái cũng sẽ bị thu lại.
- Còn nếu người lái xe chỉ gây tổn hại về tài sản và bỏ chạy, thì sẽ bị phạt tiền dựa trên thu nhập và bằng lái cũng có thể bị thu lại.
Gây thiệt hại trong bãi đậu xe
Trong một số tình huống tai nạn, đôi lúc sẽ khó liên lạc được với người chủ xe mà bạn lỡ đụng phải, thí dụ như trong bãi đậu xe. Để tránh bị đổ tội là bỏ chạy, bạn cần báo cảnh sát nếu không liên lạc được với chủ xe. Bạn nhờ họ lập biên bản ghi chú cho tai nạn vừa xảy ra.
Gây thiệt hại tài sản người khác
Người lái xe cũng sẽ làm như trên (gọi điện báo cho cảnh sát) nếu đụng phải thú nuôi hoặc vật gì đó bên cạnh đường. Sau khi đã thông báo cảnh sát, thì cần liên lạc với người chủ và đền bù những gì họ bị thiệt hại.
Gây tổn hại các thiết bị giao thông
Nếu bạn gây tổn hại cho các thiết bị giao thông, thí dụ như biển đường hoặc tương tự, thì bạn cần lập tức chỉnh sửa lại. Nếu làm không được thì bạn đánh dấu chỗ đó và cũng phải điện báo cảnh sát.
B. ĐỂ LẠI THÔNG TIN
Qua yêu cầu của người nào đó trong những người bị liên can, hoặc chủ nhân của tài sản bị thiệt hại, thì bạn buộc phải cho biết tên và địa chỉ. Ngoài ra bạn buộc phải để lại những chi tiết về sự việc xảy ra. Nếu bạn không làm vậy, thì cũng có thể bị trừng phạt như tội bỏ chạy.
C. TRỢ GIÚP
Là người đầu tiên tới hiện trường tai nạn đòi hỏi phải bình tĩnh và có khả năng sắp đặt và phối hợp. Bạn buộc phải làm tất cả những gì cần làm và những gì mà bạn có thể làm được.
26. TRỢ GIÚP
Là người đầu tiên tới hiện trường tai nạn đòi hỏi phải bình tĩnh và có khả năng sắp đặt và phối hợp. Bạn buộc phải làm tất cả những gì cần làm và những gì mà bạn có thể làm được.
A. Quan sát
Bắt đầu quan sát hiện trường vụ tai nạn. Có bao nhiêu người bị thương? Có đang bị rủi ro bị xe khác cán hoặc nguy cơ cháy nổ không? Những xe liên quan đã tắt máy chưa?
B. Hàng hóa nguy hiểm
Nếu là xe chở hàng nguy hiểm bị liên quan - nên nghĩ đến rủi ro cháy nổ và nhiễm độc. Đừng đến quá gần nó!
C. Cảnh báo
- Cảnh báo những người khác bằng đèn nhấp nháy cảnh báo trên xe! Đồng thời, bạn cần để biển tam giác cảnh báo. Đừng bao giờ dịch chuyển những người bị nạn, nếu họ không bị nguy cơ tổn thương thêm (như bị cháy hoặc bị xe chạy lên).
- Những chiếc xe bị liên quan cần dịch chuyển đến chỗ thích hợp hơn nếu không có người bị thương nặng hoặc mất mạng. Nhưng những chiếc xe này cũng chỉ được dịch chuyển nếu chúng gây nguy hiểm cho những người khác trong giao thông.
Báo động
Gọi cảnh sát và xe cứu thương qua số 112. Nên chuẩn bị thông tin trước như hiện trường tai nạn đã xảy ra ở đâu và có bao nhiêu người bị nạn, và nếu là xe chở hàng nguy hiểm thì cũng nên thông báo rõ ràng.
D. Những sự trợ giúp đầu tiên
Trong tình huống xãy ra tai nạn thì cần giúp cho những người bị nạn sự giúp đỡ đầu tiên. Điều quan trọng là những người bị tổn thương nặng được giúp đỡ nhanh chóng và hiệu quả. Chỉ cần chậm trễ một vài phút thì có thể một người bị ngưng thở và tim ngừng đập sẽ bắt đầu bị tổn thương não nặng. Nếu người đó sống sót, thì có thể bị tật nghiêm trọng về sau.
Biết ưu tiên
Nếu có nhiều người bị tổn thương nghiêm trọng, thì bạn phải biết ưu tiên chuyện gì phải làm trước. Những người bị ngừng thở hoặc tim ngưng đập, và cả những người bị chảy máu nhiều cần được ưu tiên giúp đỡ ngay lập tức.
Bị bất tỉnh?
Trong các vụ tai nạn nghiêm trọng, cần kiểm tra xem có người nào còn tỉnh. Nếu anh ta không phản ứng khi bạn gọi hoặc khi bạn đụng vào ngườ đó, thì nhiều khả năng anh ta đang bị bất tỉnh. Kiểm tra lại xem người đó còn thở không bằng cách kề tai gần mũi và miệng và lắng nghe. Ngoài ra, kiểm tra xem lồng ngực có dịch chuyển hay không, và đồng thời cảm nhận hơi thở. Kiểm tra mạch đập bằng cách để hai ngón tay ở phía đằng cổ, giữa thanh quản và cơ cổ.
Tư thế nằm nghiêng sấp
Một người vẫn thở bình thường, thì bạn đặt ở tư thế nghiêng sấp. Đừng bao giờ để anh ta nằm ngửa, bởi vì anh ta có thể bị nghẹt thở do lưỡi rớt về phía sau và làm cản đường hô hấp.
Sự thở
Một người khi ngừng thở, nhưng vẫn còn mạch đập, phải được giúp hô hấp thông qua phương pháp miệng kề miệng. Kiểm tra để đường hô hấp của anh ta được thoáng và bịt lại mũi của anh ta lại. Đồng thời bạn thổi không khí qua đường miệng trong vòng 2 giây. Lập lại nhiều lần việc thổi vào miệng từ 10-15 lần mỗi một phút. Kiểm tra xem lồng ngực có nâng lên và hạ xuống không. Nếu không thấy việc đó xảy ra, cố gắng ấn đầu người đó thêm về phía sau để tạo thoáng đường hô hấp. Tiếp tục phương pháp miệng kề miệng cho tới khi người ấy tự thở lại được.
Hồi sức tim phổi
Một người khi bị ngừng tim và không có mạch đập cần giúp hồi sức tim phổi. Cần sử dụng phương pháp phối hợp hai lần thổi không khí vào và ấn 15 lần lên ngực.
Chảy máu nhiều
Khi nhìn thấy máu chảy nhiều thì bạn cố làm ngưng bằng cách ấn mạnh ngay chỗ bị chảy máu và đưa chỗ bị chảy máu lên cao. Bạn nên để đầu người bị nạn ở chỗ thấp và chân để cao. Sau đó băng bó lại chỗ bị thương.
Bị sốc
Những tổn thương nặng mà chảy máu nhiều, chảy máu bên trong, bị cháy da, v.v… có thể dẫn đến sốc rối loạn sự tuần hoàn. Đó là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, do sự tuần hoàn máu bị kém nên xuất hiện sự thiếu ôxy và tổn thương tế bào. Bạn sẽ nhận ra sự sốc rối loạn tuần hoàn khi người bị nạn trông xanh nhạt và đổ mồ hôi lạnh, mạnh đập nhanh và yếu, lạnh cóng người và khát nước. Bạn phải trông chừng sao cho người bị nạn có thể thở thoải mái, không bị chảy máu và làm ấm người. Để người bị nạn nằm xuống và nói chuyện nhẹ nhàng với anh ta. Lưu ý đừng cho anh ta uống gì cả!
27. CÁC LOẠI TAN NẠN GIAO THÔNG
Quốc hội ở Thụy Điển đã ra quyết định về việc giữ an toàn giao thông ở Thụy Điển với chiến lược "Vision Zero". Đây là một hình ảnh về tương lai mà ở đó không một người nào bị tổn thương nghiêm trọng hoặc bị mất mạng trong khi tham gia giao thông. Trong mục tiêu có nêu rõ do đôi lúc con người làm sai nên tai nạn xảy ra là chuyện hiển nhiên. Các con đường và xe cộ vì vậy phải thay đổi để những sự nhầm lẫn không dẫn đến tổn thương cá nhân nghiêm trọng hoặc cái chết.
Sau đây là các dạng tai nạn thường gặp
A. Tai nạn đơn chiều
- Dạng tai nạn mà làm mất mạng nhiều người nhất là tai nạn đơn chiều, cũng có nghĩa là chỉ có mỗi một chiếc xe lái lao ra khỏi đường. Một phần ba của tất cả các tai nạn mất mạng được thông báo là tai nạn đơn chiều.
- Những lý do gây ra những tai nạn như vậy có thể rất nhiều nhưng những lý do thông thường nhất là:
-
Rượu và những chất gây kích thích.
-
Tốc độ quá cao.
-
Sự mệt mỏi.
B. Tai nạn xảy ra vào lúc tối trời
Khoảng một phần ba của tất cả các tai nạn với tổn thương cá nhân xảy ra trong đêm tối. Rủi ro xảy ra tai nạn là gấp hai đến ba lần so với lúc trời sáng. Đặc biệt, những người bị hại là những người dễ bị tổn thương trong giao thông như người đi bộ, đi xe đạp.
C. Tai nạn giao nhau
- Đây là loại tan nạn do hai xe đâm sầm vào nhau. Nguyên nhân là do một trong hai xe lái nhầm qua phần đường xe khác và thường rất khó xác định điều này.
- Các nguyên nhân có thể là:
-
Người lái xe bị việc gì đó trong xe làm mất tập trung.
-
Sự mệt mỏi.
-
Rượu.
-
Chạy quá cao tốc độ ở mặt đường trơn.
D. Tai nạn do chạy gấp
Phần lớn tai nạn loại này là xe bị hại bị đụng từ phía sau tới. Hậu quả thường là những tổn thương gáy cổ, tổn thương whiplash cho người lái xe bị hại. Dạng tai nạn này đã tăng rất nhiều trong những năm gần đây.
Nguyên nhân bị đụng từ phía sau tới là do:
-
Khoảng cách quá ngắn tới xe phía trước.
-
Thiếu tập trung vào việc lái xe.
-
Chạy tốc độ quá cao trong những hoàn cảnh xấu, thí dụ như trong sương mù.
E. Những tai nạn đụng thú rừng
Có khoảng 34 000 vụ tai nạn đụng thú rừng xảy ra hàng năm ở Thụy Điển. Đây là dạng tai nạn đụng xe giữa người và thú rừng, bị tổn thương và mất mạng. Ở một số tỉnh thì tai nạn đụng thú rừng chiếm khoảng 75%.