top of page
Writer's picturechiaselund

8 điều cần làm với hồ sơ xin việc ở Thụy Điển

Để bổ sung cho bài chia sẻ 10 “tips” khi tìm việc làm ở Thụy Điển , bài tổng hợp dưới đây là các lời khuyên dành riêng cho bạn khi chuẩn bị hồ sơ xin việc, được tham khảo từ các Union, và các trang tìm việc tại Thụy Điển. Hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong quá trình tìm được công việc như mong muốn.

8 điều cần làm với hồ sơ xin việc ở Thụy Điển

CV và thư xin việc (Cover letter) là công cụ quảng bá hình ảnh bản thân cũng như các kỹ năng làm việc của bạn. Thế nên bạn hãy nhớ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ thật rõ ràng mạch lạc để tăng cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn với nhà tuyển dụng nhé.

1. Bố cục CV rõ ràng, mạch lạc

Thông thường 1 chuyên viên tuyển dụng sẽ dành khoảng 10 - 60 giây để đọc lướt hồ sơ của bạn. Thế nên CV của bạn phải có bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc để nhà tuyển dụng có thể thấy kinh nghiệm làm việc của bạn nhanh và dễ nhất.

2. Thay đổi CV và sử dụng những từ khóa chính

Hãy "modify CV" của bạn thật khéo léo để nó “ăn khớp” với các yêu cầu công việc mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ như khi trình bày nội dung công việc bạn đã hoặc đang đảm nhiệm, bạn hãy nhấn mạnh vào những điểm liên quan đến yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đang cần. Bạn cần nhặt ra những "keywords" chính từ tin tuyển dụng, rồi dùng nó để triển khai phần diễn giải về bản thân và các kinh nghiệm làm việc của mình cho thật phù hợp nhé. Việc này rất quan trọng đấy.

3. Tóm lược “thông minh”

Bạn nên nhớ mình chỉ có vài dòng ngắn ngủi để giới thiệu về bản thân qua CV thôi. Thế nên bạn hãy viết nó thật ngắn gọn và súc tích để chuyên viên tuyển dụng hay quản lý bộ phận có thể “tiếp thu” được nhanh nhất. Hãy tóm tắt mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng của bạn ở ngay phần đầu của CV nhé. Bạn có thể viết như thế này: “Là một quản lý cho dự án nghiên cứu xy, tôi luôn biết kết hợp kết quả nghiên cứu và kỹ năng phân tích vấn đề cũng như kinh nghiệm dày dặn trong việc điều hành để triển khai và hoàn thành dự án thành công”.

4. Dùng một bức ảnh chuyên nghiệp

Bạn hãy nhớ chọn ảnh cho CV trông thật "pro" vào nhé, tức là bức ảnh phải thật đúng hoàn cảnh và phông nền phía sau cũng cần thật nền nã. Trong ảnh chỉ có mình bạn thôi nhé, đừng có thêm ai đó vào ảnh. Một bức ảnh đáng giá nghìn lời nói mà.

8 điều cần làm với hồ sơ xin việc ở Thụy Điển

Ví dụ về CV xin việc tại jobseeker.com

5. Hãy bổ trợ CV của bạn bằng thư xin việc

Thư xin việc là công cụ bổ trợ cho CV chứ không nên nhắc lại các thông tin đã được đề cập trong CV bạn nhé. Bạn hãy nghĩ viết thư xin việc cũng như viết báo vậy, việc đề cập nội dung quan trọng nhất nằm ở phần tiêu đề của bài báo. Bởi chính phần tít (title) này là phần quyết định xem độc giả có đọc bài báo hay không. Bạn hãy viết thêm vài câu như tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này và vì sao bạn là ứng viên tiềm năng cho công việc này nhé.

6. Đừng hạ thấp tầm quan trọng của câu giới thiệu (headline)

Điều bạn cần nghĩ đầu tiên khi viết thư xin việc là câu giới thiệu mở đầu, nó cần phải rõ ràng và có liên quan đến vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.

7. Tập trung chính xác vào mục tiêu

Sau câu giới thiệu mở đầu, bạn cũng cần phải viết phần còn lại đi đúng trọng tâm nhé. Tập trung đi sâu vào các kỹ năng liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển hoặc người tuyển dụng đang cần ở ứng viên. Tương tự, các kinh nghiệm làm việc cũng cần trình bày song song với bản mô tả công việc. Trước khi viết phần cuối, bạn có thể viết vài điều về bản thân. Việc này giúp người tuyển dụng có cái nhìn rõ ràng hơn về bạn đấy. Phần cuối của bức thư, bạn hãy quay trở lại với phần bắt đầu để đưa ra ý tưởng viết phần kết cho hay nhé.

8. Dám đứng ngoài đám đông

Một lá thư xin việc hiệu quả sẽ giúp bạn có thêm cơ hội được mời đi phỏng vấn, vì vậy bạn hãy cố gắng viết 1 lá thư xin việc thật nổi bật để người tuyển dụng biết đến bạn nhiều hơn. Việc dám thể hiện mình nổi bật một chút trong hồ sơ xin việc cũng rất đáng để bạn thử sức đấy.


Một ví dụ về thư xin việc (nguồn KTH.se)

Anna Andersson

Stockholmsvägen 22

100 00 Stockholm

070 111 111 11

Anna.andersson@epost.se

* In Sweden you usually don’t write “Dear Sir or Madam”. Just go directly to the header.


Competent Engineer with knowledge in biomaterials and marketing

* Create your own header or use the one in the ad.

I am a creative engineer with skills and competence within both the med tech and marketing field who really enjoys when many things are going on at the same time. After talking to Anders Persson I understood that Pacemaker is a company that is growing very fast, especially in my areas of interest, implants and biomaterials. Accordingly, I would very much like to contribute to the company’s future development and be part of the sales and marketing of pacemakers. Your international business activity appeals to me as well, since I really would like to work abroad within the next few years.

* Anna has motivated why she wants to work for the actual company.


The goal with my education at KTH has been to be able to work with sales and marketing of products and services within med tech. The position as a marketing manager has got just the right combination of technology and marketing that I’m looking for.

* Anna has clarified why she wants the position.


I would really like to work with products that contribute to people’s well-being and health. Right now I am doing my thesis work at the Medical Company which gives me practical experience from working in the medical industry. I find it really interesting and I really enjoy it. As a person I am outgoing, something which I have shown through extracurricular activities such as being responsible for the reception of new students and through different jobs in the traveling industry. I am also a creative person who likes to work on different assignments. To connect to people and maintaining contacts is also something that I find stimulating. I have always been drawn to customer-oriented jobs.

* Anna motivates why they should choose her.


In my spare time, I play the guitar together with some friends in a band. I try to be outdoors in nature as often as possible and I love skiing and mountain biking.

* End your letter in a nice way.


I look forward to meet you for an interview.


Best regards,

Anna Andersson


Phần cuối cùng

Sau khi bạn đã hoàn thành các bước trên thì bước cuối cùng bạn cần làm là kiểm tra lại toàn bộ về các lỗi chính tả và ngữ pháp. Như đã nói ở trên, người tuyển dụng chỉ dành rất ít thời gian cho bộ hồ sơ của bạn và một ấn tượng không tốt về các lỗi chính tả hoặc ngữ pháp sẽ có thể lấy mất đi cơ hội của bạn. Hãy tự kiểm tra và có thể nhờ người khác kiểm tra giúp bạn.


Chúc các bạn may mắn và nếu có thể hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn nhé.


10/2022 Tác giả: ChiaseLund

------------------

Câu hỏi từ bạn đọc

585 views

Comments


bottom of page