top of page
Writer's picturechiaselund

Từ Phần Lan tới Thụy Điển, cảm giác đầu tiên.

Mới đó mà cũng đã hơn 1,5 tháng từ ngày mình chuyển qua Thụy Điển sống. May mắn là trước đó mình đã sống 10 năm ở Phần Lan - nơi có nhiều điểm tương đồng với Thụy Điển nên mình không quá bỡ ngỡ. Tuy nhiên vẫn có những điểm mà mình hơi ngạc nhiên khi qua đây. Bài viết này mình sẽ chia sẻ những điều mình cảm nhận về Thụy Điển thông qua việc so sánh với nơi mà mình đã ở trước đây.


Thuê nhà ở Thụy Điển bằng bắc thang lên tìm ông giời.

Ở Phần Lan, nếu là sinh viên thì khả năng bạn được thuê nhà dài hạn (ít nhất là bằng số năm bạn học + extra 6 tháng - 1 năm sau khi tốt nghiệp) rất cao. Nói chung sinh viên ở Phần Lan rất sướng về khoản thuê nhà. Chỉ khi bạn đã hết thời gian ở nhà sinh viên hoặc chuyển từ nước khác sang Phần Lan làm việc thì bạn mới cần lo lắng về việc thuê nhà. Thuê nhà ở Phần Lan nhìn chung thì không dễ nhưng nếu so với Thụy điển thì nó không là gì. Ở Phần Lan, bạn có thể thuê nhà từ 3 nguồn: 1. thành phố (rất khó), 2. công ty cho thuê nhà tư nhân (tùy công ty nhưng chỉ cần có việc và có thu nhập sẽ dễ thuê), 3. cá nhân. Ngoài ra bên đó những khái niệm như thuê nhà trực tiếp (first-hand contract) hay thuê lại nhà từ người khác ( second-hand contract) không phổ biến. Cũng có trường hợp khi mới qua, bạn có thể phải thuê lại nhà từ người khác nhưng chỉ sau vài tháng là bạn hoàn toàn có thể kiếm được nhà để thuê trực tiếp.

Từ Phần Lan tới Thụy Điển

Thường xuyên vào các trang cho thuê nhà để chờ đợi.

Còn ở Thụy Điển theo những gì mình được biết (từ "relocation specialist" và bạn bè mình) thì gần như khó ai mới qua mà thuê được "first-hand contract", thường sẽ phải thuê "second-hand contract" với thời hạn 1 năm. Sau 1 năm đó bạn lại phải lo lắng đi tìm nhà. Nếu muốn thuê được "first-hand contract" thì phải xếp hàng lấy queue khá lâu (15 websites thuê nhà tại Thụy Điển). Có 2 câu chuyện vui vui liên quan thuê nhà ở Thụy Điển mà mình được nghe. Câu chuyện thứ nhất là từ cô "relocation specialist" cho nhà mình. Lần đầu tiên gặp cô, cô nói ở Thụy điển người ta mua nhà chứ không thuê nhà. Câu chuyện thứ 2 thì mình nghe từ bạn mình ở dưới Uppsala. Bạn của bạn đó là người Thụy Điển, khi mới sinh ra và có "social security number / personal number" xong là bố mẹ bạn đăng kí vô "queue" thuê nhà luôn để tích điểm sau này còn thuê được nhà khi 18 tuổi.


Mình cũng suy nghĩ tại sao thuê nhà bên này khó vậy thì mình đoán có 1 vài lí do như sau:

  1. Chính phủ Thụy Điển muốn hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản dẫn tới việc giá nhà mua sẽ tăng, gây khó khăn cho người dân trong việc mua nhà, nhất là người sống ở thành phố lớn như Stockholm, Gothenburg, Malmö…

  2. Chính phủ Thụy Điển muốn tránh việc dòng vốn lớn đổ vào thị trường bất động sản mà ko chuyển qua các kênh khác hay "industry" khác.

Tại sao trứng ở đây đắt vậy ?

Trước khi qua Thụy Điển thì mình "expect" là giá ở Thụy Điển sẽ chỉ bằng hoặc thậm chí rẻ hơn ở Phần Lan vì vị trí địa lý của Thụy Điển dễ giao thương và vận chuyển hàng hóa hơn Phần Lan. Không biết có phải mình qua Thụy Điển trúng dịp lạm phát cao và giá đồ ăn tăng chóng mặt nên những "expectation" của mình đều trật lất. Cơ bản mình thấy giá đồ trong siêu thị ở Thụy Điển cao hơn Phần một chút trừ trứng. Ngày đầu qua đây mình đi ICA thấy giá trứng tầm 30 sek cho 7-10 quả trứng, mình thấy đắt nhưng tự an ủi là chắc ICA đắt chứ bận nào qua Willys hay Lild sẽ rẻ. Nhưng không, dù có đi Willys hay Lild thì giá trứng cũng k rẻ hơn quá nhiều trong khi ở Phần nếu mua trứng loại rẻ thì cũng chỉ tầm hơn 1eu cho 10 quả.

Từ Phần Lan tới Thụy Điển

Một lần nữa mình cũng lại tự hỏi tại sao trứng bên này đắt vậy thì mình có đọc được bài báo giá trứng tăng chóng mặt do cuộc chiến với Ukraine


Dễ dàng mua sim trả sau/ trả góp/ vay tiền từ ngân hàng

Mình có một người bạn cũng mới chuyển qua Đức từ Phần Lan và bạn có nhắc mình cần "check" thông tin về việc mua sim trả sau, mua đồ trả góp vì qua Đức bạn phải "build" lại "credit history" từ đâu chứ không "transfer" từ Phần Lan qua được. Chính vì vậy trước khi đến đây mình có note lại điểm này như 1 điểm quan trọng cần phải hỏi những người có kiến thức.


So với Phần Lan thì ở Thụy Điển người mới đến dễ dàng truy cập được vào những "service" mà liên quan vay mượn/ cần "check credit history". Để được mua sim trả sau hay mua đồ trả góp hay vay tiền từ ngân hàng ở Phần Lan thì thường người ta sẽ yêu cầu bạn có "permanent address" tối thiểu 2 năm, đồng ý cho người ta "check personal credit history". Nhưng ở Thụy Điển chỉ cần mình có "personal number + ID card" là mình có thể "access" được những dịch vụ này rồi. Điều này thực sự là một điểm cộng lớn vô cùng cho người mới qua.


Động lực học tiếng Thụy Điển

Mặc dù đã ở Phần một thời gian dài nhưng mình rất xấu hổ khi phải thừa nhận trình tiếng Phần của mình chỉ đủ giao tiếp bình thường. Ở Phần Lan chủ yếu mình dùng tiếng Anh. Khi bạn đi tàu ở Phần Lan thường người ta sẽ có thông báo bằng 3 thứ tiếng: Phần Lan, Thụy Điển, tiếng Anh. Các website của chính phủ hay thậm chí các web công ty tư nhân cũng có "option" tiếng Anh. Thế nhưng bên này mình đi tàu xuống Stockholm hay từ Lund về Malmö thì thấy có lúc người ta thông báo bằng tiếng Anh nhưng đa phần là chỉ thông báo bằng tiếng Thụy Điển. Cái này sẽ khó cho người mới qua hoặc người chỉ tính qua đây sống một thời gian rồi đi. Tuy nhiên điều này sẽ thúc đẩy mọi người học tiếng Thụy Điển. Bản thân mình thấy học ngôn ngữ ở nước bạn sống là cách tốt để hòa nhập vào xã hội cũng như trân trọng đất nước mình sống. (Bạn có thể bắt đầu tìm hiểu tiếng Thụy Điển với SFI, chương trình học tiếng Thụy Điển miễn phí cho người nhập cư)

Từ Phần Lan tới Thụy Điển

Tinh thần Lagom

Không phải qua đến đây mình mới có cơ hội tiếp xúc với người Thụy Điển vì với công việc hiện tại của mình thì mình có làm việc với các bạn đến từ các nước Nordics khác. Bình thường trong các cuộc họp mình có ấn tượng rằng các bạn Thụy Điển rất muốn lead the meeting nhưng cũng không phải người muốn show off.

Từ Phần Lan tới Thụy Điển

Qua đến đây có cơ hội gặp bạn bè, đồng nghiệp của chồng thì mình cảm nhận rõ hơn khí chất của người Thuỵ Điển. Trong mắt mình họ là những người biết đủ - đúng như tinh thần Lagom. Người Thụy Điển không thụ động để người khác dẫn dắt mình đi nhưng cũng biết mình ở đâu để không lấn át người khác. Người Thụy Điển không dễ để làm quen với người lạ nhưng họ cũng không quá lạnh giá hay xa cách như người Phần.


Tóm lại, đây là những cảm nhận đầu tiên của mình, một người mới trải nghiệm cuộc sống mới chỉ gần 2 tháng.


12/2022 Tác giả: Thuc Le

728 views

3 Comments


le.vu.0611
Feb 24, 2023

Giờ PL cũng ko có trứng hơn 1e 10 quả đâu nha 😂

Like

Guest
Dec 06, 2022

Tiếng Anh, not anh

Like
chiaselund
chiaselund
Dec 06, 2022
Replying to

cám ơn bạn! Nhóm sẽ chỉnh lại.😀

Like
bottom of page