top of page
Writer's pictureNhật Tâm

Nữ quyền và bình đẳng giới tại Thụy Điển

Bài viết này nói về quyền của phụ nữ và sự bình đẳng giới tại Thụy Điển. Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới phải có cơ hội, quyền và nghĩa vụ như nhau, ví dụ như phụ nữ và nam giới có cơ hội đến trường như nhau và phải chia sẻ trách nhiệm đối với gia đình và con cái của họ. Ở Thụy Điển, một đất nước đã đạt được mức độ bình đẳng giới khá cao nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Ví dụ, nhiều phụ nữ vẫn được trả lương thấp hơn nam giới mặc dù họ có trình độ chuyên môn và nhiệm vụ công việc như nhau.


A. Nữ quyền, bình đẳng giới và bình đẳng nói chung

Chủ nghĩa nữ quyền là một phong trào với mục tiêu thúc đẩy sự bình đẳng giới trong xã hội. Nó nhấn mạnh ý muốn nam giới và phụ nữ được đối xử công bằng, với quyền lợi và cơ hội tương đương nhau.Tuy nhiên, giới tính không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến cơ hội của một người. Sự bình đẳng không chỉ áp dụng cho một nhóm cụ thể dựa trên giới tính. Không phải tất cả phụ nữ hoặc nam giới đều trải qua cuộc sống giống nhau, vì đối diện với nhiều yếu tố khác nhau như giai cấp xã hội, văn hóa, và kinh tế. Điều này làm nổi bật sự đa dạng và phức tạp của những thách thức để đạt được sự bình đẳng trong xã hội. Yếu tố như dân tộc, tuổi tác, khuynh hướng tình dục, tôn giáo hoặc sự suy giảm chức năng của cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến cơ hội và điều kiện của con người trong xã hội.


Bình đẳng có nghĩa là tất cả mọi người đều có giá trị và phẩm giá như nhau và phải được bảo vệ các quyền một cách bình đẳng. Bình đẳng là một khái niệm rộng hơn bình đẳng giới.


B. CEDAW

Liên hợp quốc đã soạn thảo một công ước để bảo vệ quyền của phụ nữ được gọi là Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, hay gọi tắt là CEDAW (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women). Hầu như tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã ký nó. Điều này có nghĩa là tất cả các quốc gia đó có nghĩa vụ phải làm mọi thứ cần thiết để chấm dứt sự phân biệt đối xử đối với trẻ em gái và phụ nữ. Thụy Điển đã ký CEDAW vào năm 1980.


Mục đích của công ước là để các quốc gia nỗ lực cùng đạt được sự bình đẳng giới bao gồm việc trao cho trẻ em gái và phụ nữ quyền được học tiểu học, trung học và đại học. Phụ nữ phải có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập cao, được đưa ra quyết định về cuộc sống cá nhân của mình và về người mà họ muốn kết hôn. Và họ không phải chịu bạo lực do chồng hoặc người cùng chung sống hoặc thành viên gia đình khác gây ra. Tất cả phụ nữ và trẻ em gái phải có những quyền này và có thể đưa ra quyết định riêng về cuộc sống của chính mình.


C. Chính sách bình đẳng giới của Thụy Điển

Có rất nhiều ví dụ về việc xã hội không bình đẳng giới. Đây là một số:

  • Phụ nữ thường kiếm được ít tiền hơn nam giới ngay cả khi họ làm cùng một công việc.

  • Phụ nữ làm nhiều công việc không được trả lương, chẳng hạn như làm việc nhà và chăm sóc con cái.

  • Đáng kể là phụ nữ bị lạm dụng tình dục nhiều hơn nam giới.

Để làm cho mọi thứ bình đẳng giới, Quốc hội của Thụy Điển đã quyết định rằng Thụy Điển phải có chính sách bình đẳng giới. Mục tiêu của chính sách bình đẳng giới này là để phụ nữ và nam giới có quyền như nhau trong mọi việc từ xã hội cho đến cuộc sống của chính họ.



Chính sách này có sáu mục tiêu phụ, tập trung vào các lĩnh vực mà sự khác biệt giữa nam và nữ ở Thụy Điển vẫn còn đáng kể.


1. Phân chia quyền lực và ảnh hưởng bình đẳng giới

Ngày nay, quyền lực được phân bổ không đồng đều giữa nam và nữ ở nhiều thành phần trong xã hội. Có nhiều nam giới hơn nữ giới ở các vị trí lãnh đạo tại các trường cao đẳng và đại học, và có nhiều nam giới điều hành công ty hơn. Ở những vị trí có nhiều quyền lực, đàn ông cũng nhiều hơn phụ nữ. Một ví dụ là Thụy Điển chỉ có một nữ thủ tướng. Trước khi Magdalena Andersson trở thành thủ tướng vào năm 2021, mọi thủ tướng đều là nam giới. Thủ tướng đầu tiên của Thụy Điển nhậm chức vào năm 1876.


2. Bình đẳng giới về kinh tế

Thị trường lao động có vẻ khác nhau đối với phụ nữ và nam giới. Chẳng hạn, có nhiều phụ nữ làm việc trong lĩnh vực chăm sóc, điều dưỡng và học tập hơn, trong khi có nhiều nam giới làm việc trong ngành công nghiệp và công nghệ. Mức lương thường cao hơn ở những ngành có nhiều nam giới so với những ngành có nhiều nữ. Ngay cả khi phụ nữ và nam giới làm cùng một công việc, nam giới thường kiếm được nhiều tiền hơn. Nhiều phụ nữ làm việc bán thời gian hơn nam giới và phụ nữ nghỉ thai sản nhiều hơn nam giới. Phụ nữ cũng chăm sóc trẻ ốm thường xuyên hơn nam giới. Trong nhiều trường hợp, điều này tạo nên sự khác biệt đáng kể giữa lương và lương hưu của nam và nữ.


3. Giáo dục bình đẳng giới

Đàn ông và phụ nữ có thể bị ảnh hưởng trong việc lựa chọn giáo dục và nghề nghiệp bởi những chuẩn mực giới tính. Điều này góp phần làm cho thị trường lao động trở nên khác biệt giữa phụ nữ và nam giới. Kết quả học tập cho thấy con trai học kém hơn con gái ở trường và có điểm thấp hơn. Các bé gái thường căng thẳng hơn ở trường và gặp các vấn đề về sức khỏe.


4. Phân phối công việc nhà và việc chăm sóc

Phụ nữ thường thực hiện nhiều công việc nhà hơn so với nam giới, như làm sạch, nấu ăn và chăm sóc trẻ em. Phụ nữ cũng chăm sóc các thành viên trong gia đình nhiều hơn nam giới, thậm chí là cả gia đình bên chồng. Đây là lý do tại sao nhiều phụ nữ làm việc bán thời gian. Kết quả là, phụ nữ thường kiếm ít tiền hơn so với nam giới.


5. Sức khỏe bình đẳng giới

Chăm sóc sức khỏe không được thực hiện đối xử bình đẳng đối với phụ nữ và nam giới. Chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe tâm thần thường xuyên cao hơn ở phụ nữ so với nam giới. Phụ nữ nghỉ làm vì bệnh gấp đôi nam giới. Nam giới gặp vấn đề với rượu và ma túy nhiều hơn phụ nữ. Nam giới tự tử nhiều hơn phụ nữ.


6. Dừng bạo lực của nam giới đối với phụ nữ

Một phần lớn bạo lực xảy ra đối với các cô gái và phụ nữ diễn ra trong gia đình. Thường xuyên, bạo lực do nam giới thực hiện. Phụ nữ bị lạm dụng tình dục nhiều hơn nam giới. Mỗi năm, nhiều phụ nữ bị giết hại bởi nam giới mà họ đã hoặc đang có mối quan hệ.


Những điều cần thiết để đạt được mục tiêu chính sách bình đẳng giới là quyết định chính trị và thay đổi pháp luật. Dưới đây là một số ví dụ về các thay đổi pháp luật đã làm cho Thụy Điển trở nên bình đẳng giới hơn:

  • Ba tháng nghỉ phép cha mẹ được dành riêng cho cả hai bên, nhằm khuyến khích việc chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con cái một cách công bằng hơn. Biện pháp này nhằm thúc đẩy việc cha mẹ chia sẻ nghĩa vụ chăm sóc con cái một cách đều đặn hơn.

  • Nhà tuyển dụng có trách nhiệm so sánh mức lương của nam và nữ trong nơi làm việc mỗi năm để loại bỏ những chênh lệch không công bằng về lương giữa nam và nữ. Biện pháp này đảm bảo nỗ lực liên tục để đạt được sự công bằng trong mức lương.

  • Thụy Điển đã áp dụng một luật về sự đồng thuận tình dục. Luật này quy định rằng bất kỳ ai muốn quan hệ tình dục với người khác phải luôn đảm bảo rằng đối phương cũng đồng thuận. Mục tiêu của luật là ngăn chặn lạm dụng tình dục và tạo điều kiện để mọi hành vi tình dục đều dựa trên sự đồng thuận.

D. Sự giúp đỡ có sẵn

Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết đã bị bạo lực, bạn nên báo cáo cho cảnh sát bằng cách gọi số 114 14. Gọi 112 nếu đây là tình huống khẩn cấp. Bạn cũng có thể liên hệ với đồn cảnh sát trong khu vực bạn sống.


Địa phương có trách nhiệm bảo vệ những người bị bạo lực. Điều này có thể bao gồm cung cấp chỗ ở an toàn, ví dụ như. Cơ quan dịch vụ xã hội có thể hỗ trợ trẻ em, phụ nữ và nam giới sống trong mối quan hệ bạo lực hoặc bị áp đặt bạo lực và áp đặt danh dự.


Nhà nghỉ cho phụ nữ là tổ chức cung cấp hỗ trợ và bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em đã bị bạo lực trong mối quan hệ thân thiết hoặc bạo lực và áp đặt liên quan đến danh dự. Cũng có các trạm trú dành cho các cô gái. Hầu hết các nhà nghỉ cho phụ nữ và cô gái được vận hành bởi các tổ chức phi lợi nhuận. Có nhà nghỉ cho phụ nữ và cô gái trên khắp đất nước.


Nhiều đô thị cũng có trung tâm tiếp nhận khẩn cấp (krismottagningar) cho phụ nữ và trẻ em. Các trung tâm này hỗ trợ những người đã bị bạo lực. Cũng có các trung tâm tiếp nhận khẩn cấp đặc biệt giúp nam giới dừng việc sử dụng bạo lực. Nam giới bị bạo lực cũng có thể nhận được sự giúp đỡ.


Nếu bạn bị đe dọa và bị bạo lực, bạn có thể gọi Kvinnofridslinjen, Đường dây Hỗ trợ Phụ nữ Quốc gia. Cuộc gọi miễn phí và bạn không cần phải nêu rõ tên của mình khi bạn gọi, số điện thoại là 020-50 50 50.


Nếu bạn dưới 20 tuổi, bạn cũng có thể liên hệ với ungarelationer.se. Họ cung cấp, hỗ trợ và thông tin nếu bạn đang bị bạo lực trong mối quan hệ, nếu bạn có một người bạn đang bị, hoặc nếu bạn là người thực hiện bạo lực. Không quan trọng là sự việc có đang diễn ra hay đã xảy ra trước đó. Họ sẽ trò chuyện nếu bạn cần nói chuyện với ai đó.


Nguồn: Women’s rights and gender equality 11/2023 - Nhật Tâm - Trang Fb của ChiaseLund >> Link

66 views

Commentaires


bottom of page