top of page

Nhận bồi thường khi chuyến bay bị trễ hủy hoặc hoãn?

Updated: Dec 17, 2024

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng gặp phải tình huống chuyến bay bị trễ, hoãn hoặc thậm chí bị hủy vào phút chót. Điều này không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến lịch trình công việc và cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng bạn có quyền yêu cầu bồi thường từ hãng hàng không trong những trường hợp như vậy. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách yêu cầu bồi thường, những điều kiện cần thiết và các mẹo để đảm bảo quyền lợi của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.

nhận được bồi thường khi chuyến bay bị hủy hoặc hoãn?

I. Cách Yêu Cầu Bồi Thường: Hai Hướng Tiếp Cận

1. Tự Làm: Chủ Động Yêu Cầu Bồi Thường

Nếu bạn muốn tự mình giải quyết vấn đề và tiết kiệm chi phí dịch vụ, hãy làm theo các bước sau:


Bước 1: Hiểu Rõ Quyền Của Bạn

Theo quy định EU 261/2004, bạn có quyền yêu cầu bồi thường khi chuyến bay:

  • Bị trì hoãn trên 3 tiếng,

  • Bị hủy mà không thông báo trước 14 ngày,

  • Bị từ chối lên máy bay do tình trạng quá tải.

Mức bồi thường phụ thuộc vào khoảng cách chuyến bay và thời gian trì hoãn:

  • €125 - €250: Chuyến bay dưới 1.500 km.

  • €400: Chuyến bay trong EU hoặc từ 1.500 - 3.500 km.

  • €600: Chuyến bay trên 3.500 km.

Lưu ý: Hãng hàng không không phải bồi thường nếu chuyến bay bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết xấu, đình công hoặc các sự kiện bất khả kháng khác.


Bước 2: Tổng Hợp Các Tài Liệu Cần Thiết

Để yêu cầu bồi thường, bạn cần chuẩn bị:

  • Thông tin chuyến bay: mã số chuyến bay, ngày giờ khởi hành và hạ cánh.

  • Vé máy bay hoặc thẻ lên máy bay (boarding pass).

  • Xác nhận về tình trạng chuyến bay (bị hủy, trễ hoặc từ chối lên máy bay).

  • Các hóa đơn chi phí phát sinh như ăn uống, khách sạn hoặc phương tiện đi lại.


Bước 3: Liên Hệ Với Hãng Hàng Không

  • Truy cập vào trang web của hãng hàng không và tìm mục khiếu nại bồi thường.

  • Điền thông tin chi tiết về chuyến bay và tải lên các tài liệu cần thiết.

  • Gửi yêu cầu và lưu lại mã số khiếu nại để tiện theo dõi.


Bước 4: Theo Dõi Và Kiên Nhẫn

Các hãng hàng không thường mất từ 2-6 tuần để phản hồi yêu cầu của bạn. Nếu họ từ chối hoặc chậm trễ, bạn có thể khiếu nại lên cơ quan bảo vệ người tiêu dùng hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý.

Mẹo nhỏ: HallåKonsument, một trang web thuộc Trung tâm Người Tiêu Dùng Thụy Điển, cung cấp lời khuyên và hướng dẫn chi tiết nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình tự yêu cầu bồi thường.


2. Sử Dụng Dịch Vụ Bồi Thường: Nhanh Chóng Và Tiện Lợi

Nếu bạn không có thời gian hoặc cảm thấy quá trình khiếu nại quá phức tạp, bạn có thể sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp như Flyghjälp hoặc Compensair.


Cách sử dụng các dịch vụ này:

  1. Gửi thông tin chuyến bay: Bạn cung cấp chi tiết chuyến bay và lý do khiếu nại.

  2. Đánh giá khả năng bồi thường: Dịch vụ sẽ phân tích trường hợp của bạn và ước tính số tiền bồi thường có thể nhận được.

  3. Đàm phán và xử lý: Họ đại diện bạn làm việc với hãng hàng không, kể cả khi vụ việc cần đưa ra tòa.

  4. Nhận bồi thường: Nếu thành công, bạn sẽ nhận được khoản tiền bồi thường sau khi trừ phí dịch vụ.

Chi phí dịch vụ: Hầu hết các dịch vụ bồi thường chỉ thu phí 10-30% trên tổng số tiền bồi thường nhận được. Bạn không phải trả bất kỳ chi phí nào nếu không thành công.


Ưu điểm:

  • Tiết kiệm thời gian và công sức.

  • Có thể giúp bạn ngay cả khi hãng hàng không đã từ chối yêu cầu trước đó.

II. Điều Kiện Để Được Bồi Thường

Để đảm bảo yêu cầu của bạn hợp lệ, cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Chuyến bay bị trì hoãn trên 3 tiếng, bị hủy hoặc từ chối lên máy bay.

  • Chuyến bay không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện bất khả kháng như thời tiết xấu hoặc đình công.

  • Yêu cầu được thực hiện trong vòng 2-6 năm kể từ ngày chuyến bay bị ảnh hưởng.

Lưu ý: Quyền bồi thường áp dụng cho mọi hành khách, không phân biệt quốc tịch hay điểm khởi hành ngoài EU.

III. Quyền Lợi Của Hành Khách Trong Thời Gian Chờ Đợi

Khi chuyến bay bị hoãn lâu hoặc hủy, bạn có quyền yêu cầu hãng hàng không cung cấp:

  • Nước uống và bữa ăn miễn phí.

  • Chỗ ở khách sạn nếu phải chờ qua đêm.

  • Phương tiện di chuyển từ sân bay đến khách sạn và ngược lại.

  • Thông tin liên lạc như cuộc gọi hoặc email để thông báo với người thân.

Nếu hãng hàng không không tự động cung cấp các dịch vụ trên, bạn nên giữ lại hóa đơn các chi phí phát sinh và yêu cầu hoàn tiền sau đó.


Hiểu rõ quyền của bạn như một hành khách và khám phá khả năng được bồi thường cho chuyến bay bị gián đoạn là rất quan trọng. Đừng chần chừ; hãy hành động ngay bây giờ và chúc bạn may mắn!



IV. Trải nghiệm cá nhân từ chuyến du lịch đến Ý

Hè 2022 vừa rồi mình có quay lại Ý đi du lịch. Lượt đi bay bằng hãng SAS mọi thứ rất suôn sẻ. Chiều về mình bay chặng Bologna – Copenhagen của hãng Ryanair (ngày 02/07). Thật không may chuyến bay bị hoãn khoảng 5 tiếng. Trong lúc chờ đợi ở sân bay Bologna thì mình có hỏi thử vài người xem họ có biết gì về chính sách đền tiền (compensation) của hãng bay hay không. Thật ngạc nhiên 3/3 người mình hỏi đều không biết.

Đa số mọi người chỉ nghĩ là Ryanair nên mời hành khách snack và nước uống, thế là đủ. Do mình biết luật EU261 từ trước nên lúc về Thụy Điển mình đã làm đơn để đòi tiền compensation cho bõ công đợi 5 tiếng. Sau khoảng 10 ngày thì Ryanair đã gửi email xác nhận (confirm) sẽ đền cho mình 2691.45 kr (khoảng €250). Tới ngày 19/7 thì mình nhận được tiền đền bù trong tài khoản. Vé chặng này mình mua chỉ mất €38, vậy có thể xem như Ryanair tài trợ vé cho mình đi chơi.

chuyến bay bị trễ

Hóa đơn chuyển tiền của Ryanair (hình ảnh do bạn Giang Tô cung cấp)

Phạm vi áp dụng luật EU261:

1) Chuyến bay trong EU (mọi hãng bay)

2) Chuyến bay đến EU từ một nước ngoài EU bởi một hãng bay của EU

3) Chuyến bay từ trong EU đến một nước ngoài EU (mọi hãng bay)

chuyến bay bị trễ

Nguồn: AirHelp


Quy tắc trên được tóm gọn như sau: nếu chuyến bay của bạn khởi hành từ EU, hoặc vận hành bởi một hãng bay của EU thì bạn sẽ được bảo vệ theo luật EU261. Chú ý trường hợp 2), nếu chuyến bay từ Việt Nam qua Pháp bằng hãng Vietnam Airline thì luật này không áp dụng.                                                                                                                                                                                                       

Đối với chuyến bay bị hoãn

Flight details

 Length of delay

COMPENSATION AMOUNTS

(A). flights of 1500 km or less

2 hours or more

€250

(B). flights within Europe of more than 1500 km, and for all other flights between 1500 and 3500km

3 hours or more

€400

(C). flights of 3500 km or more

4 hours or more

 €600

Thời gian delay tính theo giờ hạ cánh dự kiến (scheduled arrival time). Nếu thời gian delay trong trường hợp (A), (B), (C) ít hơn 2h, 3h, 4h thì số tiền bồi thường (compensation) tương ứng có thể giảm 50%. Một chú ý quan trọng là compensation phải được trả bằng tiền (cash hoặc bank transfer), không phải voucher/ticket. Chuyến bay Bologna – Copenhagen của mình thuộc trường hợp (A) nên được đền bù €250 theo quy định.


Về thời gian delay tối thiểu để được nhận compensation: có sự khác biệt đôi chút với các chuyến bay ở mục (A) giữa các hãng hàng không. Chẳng hạn Ryanair chỉ trả compensation nếu delay ≥ 3 hours, còn nếu 2 hours ≤ delay ≤ 3 hours thì bạn chỉ nhận được “Expenses claims” (mình không biết bao nhiêu tiền), delay dưới 2 tiếng thì Ryanair không xem xét. Nhưng một số hãng khác, chẳng hạn SAS thì xem xét mọi thời gian delay. Theo ý kiến cá nhân thì có vẻ SAS làm đúng tinh thần của EU261 hơn.


Mình chỉ lấy 2 hãng mình bay nhiều là Ryanair và SAS làm minh họa, các bạn bay hãng khác có thể vào website hãng để check thêm thông tin về chính sách compensation. Chắc chắn hãng phải ghi đâu đó trên website (thường là không dễ thấy lắm) và ít khi tự “quảng cáo” với hành khách. Ngoài ra, trong trường hợp delayed qua đêm thì như thường lệ hãng bay cũng phải trả các chi phí cần thiết như accommodation, meals, transport giữa sân bay và hotel…


Đối với chuyến bay bị hủy 

Trong trường hơp flight cancellation, hãng bay phải đưa ra (offer) một trong 3 lựa chọn cho bạn:

i) hoàn tiền vé,

ii) sắp xếp chuyến bay khác gần nhất (re-routing),

hoặc iii) sắp xếp chuyến bay khác một ngày sau (re-routing)

Bạn chỉ được chọn một trong 3 lựa chọn trên, nhưng trong trường hợp chọn re-routing và bạn hạ cánh muộn (≥2 hours) so với original scheduled arrival time thì hãng bay vẫn phải trả compensation theo bảng giá ở trên. Nói cách khác dễ hiểu như sau: nếu chuyến bay bị hủy và bạn đồng ý re-routing trên một chuyến bay khác, thì trường hợp này được xem như trường hợp flight delayed.

Tuy nhiên hãng bay không phải phải trả compensation nếu rơi vào 3 trường hợp sau

Đối với hành lý bị mất

Khi nào hãng bay không phải đền tiền?

Đòi tiền compensation ở đâu?

Link tham khảo EC Regulation 261 

Vài ghi chú: luật EU261 áp dụng cho tất cả 27 nước thành viên EU và 3 nước Iceland, Norway, Switzerland. Riêng đối với UK sau Brexit: từ ngày 01/01/2021, luật chỉ áp dụng với chuyến bay từ UK vào EU và vận hành bởi một hãng bay EU.


Cám ơn bạn Giang Tô về kinh nghiệm này!


1/2024 - Chia Sẻ Thụy Điển tổng hợp

Commentaires


bottom of page